.
0934 509 950 https://zalo.me/0934509950 https://www.facebook.com/hien.nguyenhuynh/ https://maps.app.goo.gl/akctJ9jdtM6jyg5w8
Trang chủ

Kiến thức

Xem chi tiết bài viết

Nguyên Lý Vòng Tri Thức

.
Lượt xem: 51
Ngày đăng: 05/03/2025 11:17
Nguyên lý vòng tri thức là nguyên lý nói về các mức độ hiểu biết của một con người, nói về cách mà chúng ta có thể mở rộng sự hiểu biết của mình và giúp chúng ta hấp thu vô hạn tri thức của nhân loại. Cùng tìm hiểu xem nguyên lý này là gì qua bài viết sau đây nhé!

Vòng tròn tri thức là gì?

Vòng tròn tri thức là gì?
Vòng tròn tri thức là gì?

Để diễn giải cho nguyên lý này, chúng ta dùng 4 vòng từ nhỏ đến lớn:

  • Vòng trong cùng đại diện cho những gì chúng ta biết.
  • Vòng thứ 2 lớn hơn là những gì chúng ta biết mà đã quên.
  • Vòng thứ 3 lớn hơn là những gì chúng ta biết rằng mình không biết.
  • Vòng bên ngoài là đại diện cho những gì chúng ta không biết không biết: tức là có những tri thức, những hiểu biết mà chúng ta không biết là nó có tồn tại, cho đến khi chúng ta biết nó. Những tri thức như thế này thì rất bao la, vô hạn.

Nguyên lý vòng tri thức giúp chúng ta xóa đi cảm giác tự ti hoặc tự cao

Xét theo góc nhìn này thì tri thức của con người là như nhau, ai cũng đều có 4 vòng tri thức. Một người giáo sư so với một người nông dân, thì đều có chung các mức độ hiểu biết như sau:

  • Người nông dân chỉ biết những gì người nông dân biết, người giáo sư cũng chỉ biết những gì người giáo sư biết mà thôi.
  • Người nông dân có cái người nông dân quên, người giáo sư cũng có những cái biết mà quên.
  • Người nông dân có cái người nông dân biết không biết, người giáo sư cũng có những cái biết không biết.
  • Người nông dân có cái người nông dân không biết không biết, và người giáo sư cũng như vậy.

Vì ai trong số chúng ta cũng đều có chung các mức độ hiểu biết như ở trên. Cho nên chúng ta không nên có cảm giác tự ti rằng chúng ta kém hiểu biết hơn người. Và cũng không nên có cảm giác tự cao rằng mình hiểu biết hơn người. Người nào làm thường xuyên ở một lĩnh vực thì qua thời gian, họ có khả năng giỏi lĩnh vực đó. Tuy nhiên họ cũng chỉ biết cái mà họ đang biết mà thôi. Việc này không đại diện là họ hiểu biết hơn người.

Nguyên lý vòng tri thức là cần lấy cái biết của mình nói cho người nghe thì người không hiểu

Khi chúng ta chia sẻ một điều gì đó cho một ai đó, có phải chúng ta chỉ có thể lấy cái biết của mình để chia sẻ không? Vì cái mình đã quên, cái mình không biết thì làm sao mà nói cho nên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, chúng ta chỉ có thể lấy cái biết của mình để nói cho người ta nghe thôi.

Khi chúng ta lấy cái biết của mình để nói cho người ta nghe, thì có khả năng chạm vào 1 trong 4 vòng hiểu biết của người đối diện:

Chạm vào vùng biết biết

Thấu suốt nhân sinh bằng vòng tròn hiểu biết
Thấu suốt nhân sinh bằng vòng tròn hiểu biết

Nếu mình nói suốt với người nghe những điều mà người ta biết rồi thì dần dần người ta cũng chán.

Chạm vào vùng biết quên

Lúc đầu người nghe cũng cảm thấy được gợi mở điều gì đó và có thể họ cảm thấy chút xíu thú vị. Nhưng thực chất người ta cũng không có hứng thú lắm đối với những cái người ta đã quên. Vì thông thường những cái mà người ta đã quên, có nghĩa là điều đó nó không quan trọng với họ, không còn ứng dụng trong cuộc sống nên họ mới quên. Trong khi đó, có những tri thức thực sự quan trọng trong cuộc sống thì dù chỉ học một lần nhưng nhiều năm sau họ cũng nhớ.

Chạm vào vùng biết không biết

Họ cũng thấy có hiểu biết nhưng dấu ấn trong tâm trí họ cũng không cao và người ta sẽ mơ hồ về nó.

Chạm vùng không biết không biết

Thông thường người nghe sẽ bị đơ khi nghe các tri thức kiểu này.

Cho nên, nếu chúng ta lấy cái biết của mình nói cho người nghe thì người không hiểu.

Nguyên lý vòng tri thức lấy cái biết của người nói cho người nghe thì người hiểu

4 cấp bậc để nói cho người ta thấu hiểu

Chúng ta muốn cho người ta thấu hiểu một điều gì đó, chúng ta phải dựa vào dựa vào cái biết của họ mà nói cho họ hiểu.  Nên nó có 4 cấp bậc để nói cho người ta thấu hiểu:

Có 4 cấp độ khi nói: nói cho người ta biết, nói cho người ta hiểu, nói cho người ta thấu suốt và nói cho người ta chuyển hóa. Mỗi một người khi bước vào một lớp học hoặc tiếp xúc với một tri thức nào đó, sẽ có tâm thái khác nhau. Có người chỉ muốn biết thôi, có người lại muốn hiểu, có người muốn thấu suốt và cũng có người muốn chuyển hóa. Cho nên nếu người chia sẻ chỉ lấy cái biết của họ mà nói thì người nghe sẽ không hiểu.

Dựa vào cái biết của họ để mà nói

Vậy muốn người nghe hiểu thì mình sẽ dựa vào cái biết của họ để mà nói:

  • Dựa vào niềm tin của người mà nói cho người biết.
  • Dựa vào cái biết của người mà nói cho người hiểu.
  • Dựa vào nghi vấn của người mà nói cho người thấu suốt.
  • Dựa vào mong muốn của người mà nói cho người chuyển hóa.

Chúng ta cũng không nên xem thường những tri thức thuộc dạng thuần biết, vì không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải hiểu, cần thấu suốt và cần chuyển hóa. Tùy thuộc bối cảnh và giai đoạn khác nhau thì chúng ta sẽ nói cho học viên biết, nói cho học viên hiểu, nói cho học viên thấu suốt hay nói cho học viên chuyển hóa.

Mở rộng cái biết-biết của mình về nhân sinh là việc rất quan trọng

Mở rộng vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan nhờ vòng tròn hiểu biết

Mở rộng vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan nhờ vòng tròn hiểu biết

Nếu trong tương lai, cái hiểu biết của mình về nhân sinh càng ngày càng rộng, càng lớn có phải cuộc sống của chúng ta sẽ thuận lợi và hanh thông hơn rất nhiều không? Mình biết về chính mình, mình hiểu về chính mình, mình thấu suốt về chính mình và chuyển hóa về chính mình. Sau đó mình giúp cho người khác hiểu về chính họ, thấu suốt về chính bản thân họ và giúp họ chuyển hóa về nhân sinh.

Cho nên nếu chúng ta tiếp xúc với một tri thức nào đó mà chúng ta bị đơ, không hiểu gì thì chúng ta hãy kiên nhẫn, đừng lăn tăn, cũng đừng vội phán xét đầu óc của mình. Chúng ta hay cho mình một cơ hội được nhúng mình vô học tập, rồi mình sẽ biết, sẽ hiểu, sẽ thấu suốt và sẽ chuyển hóa. Vì biết đâu đó là tri thức giúp chúng ta thay đổi cuộc sống.

Lời kết

Một lần nữa biết ơn cao nhân đã chỉ điểm, biết ơn tri thức thầy cô, biết ơn các bạn đọc đã đọc và lan tỏa tri thức này.

Hẹn gặp mọi người ở những bài viết tiếp theo.

Bài viết cùng loại

Danh sách bài viết

nguyễn huỳnh hiên

7 Cảnh giới cuộc sống

Ở phần chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng nhau thấu suốt về 7 cảnh giới cuộc sống. Vậy 7 cảnh giới cuộc sống là gì? Công việc, kinh doanh, sự nghiệp, hạnh phúc như thế nào thì mới đạt được 7 cảnh giới trong cuộc sống? Như chúng ta đã biết 7 cảnh giới cuộc sống (Cảnh giới cuộc sống số 7) là đích đến cao nhất của mỗi chúng ta trong cuộc đời này.
nguyễn huỳnh hiên

Cuộc sống ước mơ

Cuộc sống ước mơ là gì? Nghề ước mơ là gì? Có tự do thời gian, tự do tài chính, sức khoẻ tốt và được đi chu du thế giới có phải là cuộc sống ước mơ không? 7 cảnh giới cuộc sống là gì là những câu hỏi được đông đảo những thành viên quan tâm. Vậy mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
nguyễn huỳnh hiên

Nghề ước mơ

Như đã chia sẻ ở bài viết trước về Nghề ước mơ chính là công cụ phương tiện tạo lập giá trị, giúp chúng ta đạt được Cuộc sống ước mơ và thuận duyên giúp chúng ta đạt được cảnh giới số 7 trong 7 cảnh giới cuộc sống. Vậy nghề ước mơ là gì?
nguyễn huỳnh hiên

7 Bố thí quan trọng đời người

Trong số các bài học thì bài học hôm nay được xem là một trong các bài học quan trọng nhất. Đó chính là bài học về 7 bố thí. Vậy 7 bố thí là gì, cách bố thí như thế nào thì mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
nguyễn huỳnh hiên

Nhận dạng và nâng cấp mối quan hệ xã hội

Trân trọng biết ơn cao nhân chỉ điểm những kiến thức hay, đặc biệt là về nội dung nhận dạng và nâng cấp mối quan hệ xã hội. Vậy nội dung này có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu nhé!
nguyễn huỳnh hiên

9 Dạng Người cần nhận dạng, đối đãi, thu hút, trở thành

Từ xưa tới nay chúng ta nhân dạng con người từ các mối quan hệ nhân xưng như ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè đồng nghiệp… Nhưng từ khi cao nhân cho chúng ta biết để thay đổi nhận thức nội tâm về con người chúng ta sẽ tạo ra được những duyên tốt. Bằng cái nhìn phá cách khác về con người chúng ta không còn nhìn họ qua những hình thái nhân xưng nữa.
nguyễn huỳnh hiên

Nhận thức đủ đầy về con người

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi con người là ai, có liên quan gì sao mà chúng cứ mãi đau khổ về mối quan hệ giữa con người với con người? Vô cùng phước báu khi chúng ta được cao nhân chỉ điểm. Nhận thức nội tâm của chúng ta về con người như thế nào quyết định khởi tạo quy luật nhân duyên của chúng ta về con người trong đời sống xã hội này. Cùng tìm hiểu về nhận thức nội tâm về con người là gì nhé!
nguyễn huỳnh hiên

Giàu Vật Chất

Hiện tại trong đời sống của chúng ta, chắc chắn rằng vật chất đóng một vai trò rất lớn, phải không các bạn? Giàu Vật chất cũng là một trong 7 sự giàu toàn diện mà một con người cần phải có để trưởng thành tận cùng đến sự trưởng thành của con người, là một yếu tố tất yếu khi chúng ta đã làm giàu Trí tuệ, giàu Tâm thái, giàu Nhân cách, giàu Phẩm chất, giàu Năng lực và giàu Thể chất.
nguyễn huỳnh hiên

Giàu Thể Chất

Trong học phần này, chúng ta đi tiếp ngọn đèn tiếp theo trong 7 sự giàu toàn diện: ngọn đèn thể chất. Khi nói đến thể chất, chúng ta sẽ nói đến một người có sức khỏe, vì khi một người có sức khỏe thì mới có thể chất. Khi một người có thể chất chưa chắc đã khỏe, nhưng một người có sức khỏe thì chắc chắn giàu thể chất. Vậy giàu thể chất là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
nguyễn huỳnh hiên

Giàu Năng Lực

Khi nhắc đến năng lực, chúng ta thường nghĩ tới khả năng làm việc gì đó như năng lực quản lý, năng lực tổ chức,… vậy thì chính xác năng lực là gì, sau đây xin mời mọi người cùng với chúng tôi làm rõ nội dung giàu năng lực là gì này nhé!